Articles by "bản đồ quy hoach"

bản đồ quy hoach bản đồ quy hoạch bản đồ quy hoạch Bù Gia Mập bản đồ quy hoach huyện đồng phú bản đồ quy hoạch Phú Riềng bất động sản bất động sản bình dương Bất động sản Bình Long bất động sản bình phước bầu b bình dương bình long bình phưc Bình Phước Bộ Xây dựng bù đốp căn nhà liền thổ Chính phủ chính sách bồi thư chơn th chơn thành công bố diện tích đất danh sách nhà ở tại Tp.HCM Diamond City Lộc Ninh dự án dự án bất động sản dự án lớn đất nền bình phước đất nền hớn quản đất nền lộc ninh đất nền lộc ninh đất nền bình phước đầu tư bất động sản đồng nai đơn vị hành ch đơn vị hành chính gia nghĩa Happy One Central hồ chí minh Hớn Quản huyện bù đăng huyện Chơn Thành khu công nghi khu công nghiệp Khu công nghiệp Becamex Bình Phước lộc ninh Minh Hưng Central Minh Tâm Center1 nhà đất Những lưu ý đầu tư vào đất nền Lộc Ninh giá rẻ Novaland quy hoạch Quy hoạch giao thông Quy hoạch vùng liên huyện sân golf bình phước Tâm sự môi giới Thị trường bất động sản thị trường bất động sản bất động sản bình long Thị trường bất động sản Bình Phước Thông tin quy hoạch Thời điểm mua vàng thời điểm xuống tiền đã đến thu hồi đất bất động sản TPHCM
Hiển thị các bài đăng có nhãn bản đồ quy hoach. Hiển thị tất cả bài đăng

 Bản đồ kế hoạch sử dụng sử dụng đất 2030

Huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước

Bản đồ kế hoạch sử dụng sử dụng đất huyện Lộc Ninh 2030
Bản đồ kế hoạch sử dụng sử dụng đất huyện Lộc Ninh 2030

 

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước. bao gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp  công trình, dự án trên địa bàn.

Huyện Lộc Ninh có các điểm tham quan như Nhà giao tế Lộc Ninh, Căn cứ Tà Thiết, Kho xăng Lộc Quang – Lộc Hoà, sân bay Lộc Ninh. Lộc Ninh là cửa ngõ thông thương với Campuchia của tỉnh Bình Phước thông qua Cửa khẩu Hoa Lư  Quốc lộ 13 từ Thủ Dầu Một, Bình Dương đi qua huyện đến thẳng biên giới Campuchia.

Lộc Ninh là huyện vùng cao của tỉnh Bình Phước, có vị trí tiếp giáp:

  • Phía bắc và phía tây giáp Campuchia
  • Phía đông giáp huyện Bù Đốp, huyện Bù Gia Mập và huyện Phú Riềng
  • Phía nam giáp thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản
  • Phía tây nam giáp huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

Huyện Lộc Ninh với diện tích 853,95 km2  dân số ước đạt đến 115.268 người.

Quy hoạch Huyện Lộc Ninh, bao gồm thị trấn Lộc Ninh và 15 xã: Lộc An, Lộc Điền, Lộc Hiệp, Lộc Hoà, Lộc Hưng, Lộc Khánh, Lộc Phú, Lộc Quang, Lộc Tấn, Lộc Thái, Lộc Thạnh, Lộc Thành, Lộc Thiện, Lộc Thịnh  Lộc Thuận.

Quy hoạch phát triển công nghiệp, Huyện Lộc Ninh

Theo bản đồ quy hoạch huyện Lộc Ninh đến 2030 để phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Lộc Ninh sẽ được quy hoạch 2 Cụm công nghiệp Lộc Thành và Lộc Thịnh với tổng diện tích 94 ha nhằm hình thành các cụm chế biến nông, lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất vật liệu xây dựng, kết hợp với khu xử lý nước thải tập trung, bao gồm:

  • Cụm công nghiệp Lộc Thành với diện tích quy hoạch 40 ha. Tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng.
  • Cụm công nghiệp Lộc Thịnh với diện tích quy hoạch 54 ha. Tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng.

Giai đoạn sau năm 2030 quy hoạch 2 Cụm công nghiệp nêu trên với tổng diện tích 94 ha.

Bản đồ quy hoạch đến 2030  kế hoạch sử dụng đất 06/2023, huyện Lộc Ninh
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 10/5/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Lộc Ninh.

Theo quyết định, diện tích và cơ cấu các loại đất đưa vào quy hoạch của huyện Lộc Ninh được xác định với tổng diện tích 85.186,83 ha. Trong đó:

  • Đất nông nghiệp: 60.256,71 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 24.930,13 ha

Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu quy hoạch đến 2030 của huyện Lộc Ninh bao gồm:

  • Đất nông nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp: 17.363,47 ha
  • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 5.667,93 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển thành đất ở: 13,81 ha

Vị trí  diện tích từng khu vực đất cần chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/25.000  Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Lộc Ninh.
Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư
Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến năm 2025 với các nội dung chính sau:

Tính chất: Là khu kinh tế cửa khẩu để phát triển giao lưu kinh tế, thương mại  quan hệ chính trị, ngoại giao giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia.

Là đầu mối thương mại, công nghiệp, du lịch  dịch vụ của tỉnh Bình Phước; – Là đầu mối giao thông đường sắt  đường bộ quan trọng trong khu vực; – Có vị trí chiến lược về quốc phòng  an ninh.

Phạm vi quy hoạch: Bao gồm các xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hoà, Lộc Thạnh (tách từ xã Lộc Tấn) và thị trấn Lộc Ninh của huyện Lộc Ninh; có tổng diện tích tự nhiên 28.364 ha và có ranh giới như sau:

  • Phía Bắc giáp biên giới Việt Nam – Campuchia
  • Phía Nam giáp các xã Lộc Thành và Lộc Hưng
  • Phía Đông giáp các xã Lộc An, Lộc Thuận, Lộc Điền, Lộc Khánh và Lộc Hiệp
  • Phía Tây giáp biên giới Việt Nam – Campuchia.

Theo bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Hoa Lư đến 2030 được tỉnh Bình Phước phê duyệt. Diện tích từng khu đất trong khu kinh tế được phân chia chi tiết theo các khu vực, bao gồm:

  • Đất khu quản lý và kiểm soát, thương mại – dịch vụ cửa khẩu khoảng 466 ha;
  • Đất khu phi thuế quan khoảng 2.965 ha (trong đó có 1.483 ha đất dự trữ phát triển);

Đất xây dựng khu đô thị cửa khẩu (khu thuế quan) khoảng 5.666 ha, trong đó bao gồm: đất dân dụng khoảng 799 ha (chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 157 mo/người); đất không thuộc khu dân dụng khoảng 4.867 ha;

  1. Đất ở kết hợp sản xuất nông nghiệp khoảng 5.411 ha;
  2. Đất dân cư nông thôn tập trung khoảng 214 ha;
  3. Đất rừng và sản xuất) khoảng 12.611 ha;
  4. Mặt nước (sông, ngòi, ao, hồ) khoảng 531 ha;
  5. Giao thông (ngoài đô thị) khoảng 500 ha.

Giai đoạn sau năm 2025: Đất khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ cửa khẩu khoảng 466 ha;

Giao thông đường bộ: Quốc lộ 13 có hướng tuyến và lộ giới theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2009. Riêng với đoạn qua Khu kinh tế từ ngã ba Lộc Thái đến khu vực bệnh viện Hoa Lư và từ ngã ba đi cửa khẩu phụ Chiu Kiu đến cửa khẩu Hoa Lư được mở rộng mặt cắt với lộ giới 48 m;

Tỉnh lộ 748 có quy mô 4 làn xe;

Tuyến đường sắt Xuyên Á qua khu vực thị trấn Lộc Ninh và khu vực cửa khẩu nằm ở phía Tây quốc lộ 13 hiện hữu và song song với quốc lộ 13 tại vị trí cửa khẩu.

Sau năm 2020, theo nhu cầu vận tải sẽ nghiên cứu xây dựng tuyến đường bộ cao tốc nối Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đi Chơn Thành.

Giao thông đối nội

  • Đường chính Khu kinh tế và đường đô thị:
  • Đường chính phía Khu kinh tế từ điểm giao cắt với tỉnh lộ 748 đến Khu phi thuế quan có lộ giới 70 m;
  • Đường chính từ cửa khẩu phụ Chiu hiu đến điểm giao cắt với quốc lộ 13 có lộ giới 45 m;
  • Đường chính đô thị từ khu vực bệnh viện hiện hữu đến ngã ba đi của khẩu phụ Chiu liu có lộ giới 48 m;
  • Đường chính đô thị từ điểm giao cắt với đường sắt Xuyên Á đến điểm giao cắt với đường trục chính phía Khu kinh tế có lộ giới 48m.
  • Các đường liên khu vực gắn kết các khu đô thị có lộ giới từ 26 m-31 m, bề rộng vỉa hè tối thiểu mỗi bên rộng 8 m;
  • Các đường khu vực có lộ giới từ 21 m – 26,5 m, bề rộng vỉa hè tối thiểu mỗi bên rộng 6 m.
  • Bố trí 2 bến xe khách tại khu vực phía Nam thị trấn Lộc Ninh ven quốc lộ 13 và gần khu vực ga đường sắt. Quy mô bến xe rộng khoảng 2 ha.

 

 Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Bù Đốp (Bình Phước)

Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Bù Đốp (Bình Phước)
Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Bù Đốp (Bình Phước)

 

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đốp (Bình Phước) giai đoạn 2021 – 2030 update 06/2023 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan hành chínhcông nghiệp  kết cấu hạ tầng giao thông.

Vị trí địa lý của huyện:

  • Phía đông và phía nam giáp huyện Bù Gia Mập
  • Phía tây giáp huyện Lộc Ninh và Campuchia
  • Phía bắc giáp Campuchia.

Huyện Bù Đốp có diện tích tự nhiên là 37.926,39 ha với 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Thanh Bình (huyện lỵ) và 6 xã Thanh Hoà, Phước Thiện, Tân Thành, Tân Tiến, Hưng Phước  Thiện Hưng.

Huyện Bù Đốp nằm về phía Bắc tỉnh Bình Phước, có tuyến đường biên giáp với  Campuchia khoảng 73,3 km   Tỉnh lộ ĐT 748 đi qua địa bàn huyện.

Huyện có cửa khẩu Hoàng Diệu (xã Hưng Phước) và cửa tiểu ngạch (xã Tân Thành) sẽ có lợi trong việc giao thương hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nước bạn Campuchia.

Bù Đốp tiếp giáp với vùng cao Tây Nguyên  là đầu nguồn, “mái nhà” của vùng Đông Nam Bộ và cả khu vực Nam bộ. Phát triển lâm nghiệp là thế mạnh tại Bù Đốp giúp bảo vệ môi trườngkhông những huyện mà là cho toàn tỉnh.

 Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Bù Đăng đến năm 2030

Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Bù Đăng đến năm 2030
Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Bù Đăng đến năm 2030

Quy hoạch sử dụng đất tại huyện Bù Đăng – Bình Phước đến năm 2030 được phê duyệt nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương, Huyện Bù Đăng có diện tích đất 1.503 km2 (huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước), nằm ở toạ độ 106085 ’ đến 107067 ’ kinh đông và có vị trí tiếp giáp:

  • Phía đông giáp tỉnh Đắk Nông
  • Phía tây giáp thị xã Phước Long và các huyện Bù Gia Mập, Phú Riềng
  • Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và huyện Đồng Phú
  • Phía bắc giáp huyện Bù Gia Mập và tỉnh Đắk Nông.

Huyện Bù Đăng có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn Đức Phong và 15 xã: Bình Minh, Bom Bo, Đak Nhau, Đoàn Kết, Đăng Hà
Đồng Nai, Đức Liễu, Đường 10, Minh Hưng, Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Phú Sơn, Phước Sơn, Thọ Sơn, Thống Nhất.

Quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng đến năm 2030

Quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đến 2030, được xác định theo Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 23/8/2022. Theo quy hoạch thì diện tích và cơ cấu sử dụng đất theo thời kỳ quy hoạch của huyện Bù Đăng được xác định với từng loại đất như sau:

  • Đất nông nghiệp: 121.255,30 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 28.823,13 ha
  • Đất chưa sử dụng: 0 ha.
  • Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu quy hoạch đến 2030, bao gồm:
  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 14.888,84 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 5.177,44 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển thành đất ở: 8,24 ha

Vị trí  diện tích từng khu đất chuyển mục đích sử dụng được xác định trên Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/25.000  Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định này.
Tại Bù Đăng, quy hoạch 7 Cụm công nghiệp Minh Hưng 1, Minh Hưng 2, Nghĩa Trung, Đức Liễu 1, Đức Liễu 2, Thọ Sơn và Thống Nhất trên địa bàn huyện Bù Đăng với tổng diện tích 225,23 ha nhằm hình thành các cụm sản xuất máy móc, phụ tùng, lắp đặt và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn chế biến nông sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng, gắn với khu xử lý chất thải tập trung, cụ thể:

  1. Cụm công nghiệp Minh Hưng 1 quy hoạch 40 ha, tại thôn 1, xã Minh Hưng. Tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng.
  2. Cụm công nghiệp Minh Hưng 2 với diện tích 32,7 ha, tại thôn 4, xã Minh Hưng. Tổng mức đầu tư 164 tỷ đồng.
  3. Cụm công nghiệp Nghĩa Trung với diện tích 20 ha, tại thôn 5, xã Nghĩa Trung. Tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.
  4. Cụm công nghiệp Đức Liễu 1 quy hoạch 50 ha, tại thôn 8, xã Đức Liễu. Tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng.
  5. Cụm công nghiệp Đức Liễu 2 diện tích quy hoạch 30 ha, tại thôn 2, xã Đức Liễu. Tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng.
  6. Cụm công nghiệp Thọ Sơn diện tích quy hoạch 20 ha, tại thôn Sơn Hiệp, xã Thọ Sơn. Tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.
  7. Cụm công nghiệp Thống Nhất diện tích quy hoạch 32,53 ha, tại thôn 4, xã Thống Nhất. Tổng mức đầu tư 165 tỷ đồng.

Giai đoạn sau năm 2030 quy hoạch 7 Cụm công nghiệp nêu trên với tổng diện tích 225,23 ha. Riêng giai đoạn sau năm 2020 quy hoạch và đưa vào đầu tư 5 Cụm công nghiệp Minh Hưng 1 (40 ha), Minh Hưng 2 (32,7 ha), Nghĩa Trung (20 ha), Đức Liễu 1 (30 ha) và Đức Liễu 2 (30 ha) với diện tích 152,7 ha.

 

 


Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Đồng Phú Update Mới Nhất 2022
Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Đồng Phú Update Mới Nhất 2022

Hành chính và vị trí tự nhiên

Vị trí tự nhiên của huyện:

  • Phía tây giáp huyện Chơn Thành và thành phố Đồng Xoài
  • Phía bắc giáp huyện Phú Riềng
  • Phía tây bắc giáp huyện Hớn Quản
  • Phía đông giáp huyện Bù Đăng và huyện Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai.
  • Phía nam giáp tỉnh huyện Phú Giáo  tỉnh Bình Dương.

Huyện Đồng Phú có diện tích 93.445,11 ha với 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Tân Phú (huyện lỵ) và 10 xã trực thuộc: Đồng Tâm, Đồng Tiến, Tân Hoà, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Phước, Tân Tiến, Thuận Lợi  Thuận Phú.

Quy hoạch giao thông huyện Đồng Phú

Hệ thống giao thông qua địa bạn huyện có đường Quốc lộ 14  đường tỉnh 741 (đã có dự án nâng cấp mở rộng)  đây là những con đường huyết mạch nối liền Đồng Phú với Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Campuchia.

Bên cạnh đó đây cũng có hàng trăm kilômét đường liên xã và đường tỉnh 753 nối liền với các xã trong huyện với nhau nên rất thuận lợi cho việc thông thương  đi lại.

Tỉnh Bình Phước cũng đang triển khai tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương, kết hợp với 5 tuyến đường trọng điểm của huyện Đồng Phú để đầu tư kết nối giao thông với Khu công nghiệp và dân cư Đồng Phú (6.317 ha) và khu quy hoạch Khu công nghiệp Nam Đồng Phú mở rộng (418 ha) bao gồm:

  • Tuyến số 1 nối từ ĐT741 với đường Đồng Phú – Bình Dương dài 5,6 km, tổng vốn đầu tư trên 26 tỷ đồng;
  • Tuyến số 2 nối từ ĐT741 với đường Đồng Phú – Bình Dương dài 4,2 km với trên 46 tỷ đồng;
  • Tuyến số 3 nối từ ĐT741 với đường Đồng Phú – Bình Dương dài 6,1 km, tổng vốn đầu tư trên 21 tỷ đồng;
  • Tuyến số 4 nối từ ĐT741 với đường Đồng Phú – Bình Dương dài 8,2 km với trên 29 tỷ đồng
  • Tuyến số 5 nối từ ĐT741 với đường Nông trường cao su Tân Lập dài 0,5 km, với tổng vốn đầu tư trên 7,5 tỷ đồng.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

Đất khu công nghiệp: Hiện trạng năm 2020 là 239,00 ha  quy hoạch đến năm 2030 là 1.176,00 ha, tăng 937,00 ha so với năm 2020 theo quy hoạch: Mở rộng KCN Bắc Đồng Phú – TT. Tân Phú (130,00 ha); Mở rộng KCN Nam Đồng Phú – X. Tân Lập (480,00 ha); Khu CN Phú Riềng Đỏ 1 – X. Thuận Lợi (327,00 ha).

Đất cụm công nghiệp: Hiện trạng năm 2020 là 184,34 ha  quy hoạch đến năm 2030 là 374,03 ha, tăng 189,69 ha so với năm 2020 gồm quy hoạch CCN Thuận Phú (50,00 ha); CCN Tân Lập (40,00 ha); CCN Tân Phước (40,00 ha); CCN Thuận Lợi (59,69 ha).

Đất ở tại nông thôn: Hiện trạng năm 2020 là 581,87 ha, quy hoạch đến năm 2030 là 3.514,25 ha, tăng 2.932,38 ha so với năm 2020. nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở trong các khu dân cư  các cụm dân cư đã được quy hoạch. Trong đó, có một số dự án lớn như: Khu dân cư Chợ Thuận Phú; Khu dân cư Thuận Hoà II – Công ty TNHH MTV BĐS Thuận Hoà (3,9 ha).

Đất ở tại đô thị: Hiện trạng năm 2020 là 153,44 ha, quy hoạch đến năm 2030 là 591,34 ha, tăng 437,91 ha so với năm 2020 trong đó, có một số dự án lớn như: Khu dân cư và thương mại NT Tân Lợi (96,00 ha); Chuyển đất SKC thành đất ở (17,00 ha).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Phú  2030

Bản đồ điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 huyện Phú Riềng

 Hành chính và vị trí địa lý

Vị trí tự nhiên của huyện:

  • Phía đông giáp huyện Bù Đăng
  • Phía tây giáp các huyện Lộc Ninh và Hớn Quản
  • Phía nam giáp huyện Đồng Phú
  • Phía bắc giáp huyện Bù Gia Mập và thị xã Phước Long.
  • Huyện Phú Riềng có diện tích 674,97 km2 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 10 xã: Bình Sơn, Bình Tân, Bù Nho (huyện lỵ), Long Bình, Long Hà, Long Hưng, Long Tân, Phú Riềng, Phú Trung  Phước Tân.

Quy hoạch giao thông huyện Phú Riềng

Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Phú Riềng gồm 4 trục lộ chính là quốc lộ 14, ĐT741, ĐT753B, ĐT757 và ĐT759, là những trục giao thông huyết mạch kết nối huyện với các huyện thuộc các tỉnh Tây Nguyên.

  • + ĐT741 là trục giao thông quan trọng trên địa bàn huyện dài khoảng 22,5 km đoạn từ ranh giới với huyện Đồng Phú đến ranh giới với thị xã Phước Long giúp kết nối Phú Riềng với các khu vực trung tâm của tỉnh và kết nối với các tỉnh  khu vực phụ cận.
  • + ĐT757 chạy từ Bù Nho đến Bình Long kết nối với Quốc lộ 13 giúp kết nối huyện với các huyện phía Tây của tỉnh  đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 12,4 km.
  • + ĐT759 đoạn trên địa bàn huyện dài khoảng 18,0 km từ ranh giới huyện Bù Gia Mập tại xã Bình Sơn đến ranh giới huyện Bù Đăng tại xã Phước Tân góp phần kết nối huyện với các huyện phía Tây và quốc lộ 14.

Trên địa bàn huyện có 14 tuyến huyện lộ tổng chiều dài khoảng 139 km, kết nối trung tâm huyện với những trung tâm xã, trong huyện  đồng thời kết nối mạng lưới giao thông  với những trục giao thông chính yếu.

  • Đường Hồ Chí Minh: đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 9,7 km, đạt chuẩn đường cao tốc, lộ giới 100 m. Hình thức quy hoạch: mở mới.
  • Quốc lộ 14: đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 2,5 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: mở rộng.
  • ĐT. 741: đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 22,5 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Đoạn đi qua trung tâm huyện cần có sự điều chỉnh lộ giới phù hợp với Quy hoạch Khu TTHC huyện đã phê duyệt. Hình thức quy hoạch: mở rộng.
  • ĐT. 757: đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 12,4 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: mở rộng.
  • ĐT. 759: đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 18,0 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: mở rộng.
  • ĐT. 753 B: đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 18,6 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: nâng cấp, mở mới.
  • ĐT. 757 B: đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 15,0 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: nâng cấp, mở mới.
    Đường ngã 3 Đồng Tâm về TX Phước Long: đoạn qua huyện Phú Riềng dài khoảng 18,6 km, đạt chuẩn đường cấp III, lộ giới 42 m. Hình thức quy hoạch: nâng cấp, mở mới.

Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Phú Riềng

Định hướng diện tích đất phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2030 khoảng 3.300-3.900 ha. Diện tích đất phát triển các khu công nghiệp chủ yếu thuộc đất của Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng quản lý, thuận tiện cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi triển khai thực hiện dự án.

Đất khu công nghiệp biến động tăng 3.340,00 ha do chuyển từ đất trồng lúa sang để xây dựng các công trình

  • Khu công nghiệp Long Tân, quy mô 282,75 ha (xã Long Tân)
  • Khu công nghiệp Long Hà, quy mô 524,70 ha (xã Long Hà)
  • Khu công nghiệp Phú Riềng Đỏ 1, quy mô 158,67 ha (xã Phú Riềng)
  • Khu công nghiệp Long Hà (MR), quy mô 740,21 ha (xã Long Hà)
  • Khu công nghiệp Phú Riềng Đỏ 2, quy mô 288,23 ha (xã Phú Riềng)
  • Khu công nghiệp Long Bình, quy mô 345,02 ha (xã Long Bình)
  • Khu công nghiệp Bình Sơn, quy mô 241,35 ha (xã Bình Sơn)
  • Khu công nghiệp Bình Tân, quy mô 759,07 ha (xã Bình Tân)
  • Đất cụm công nghiệp biến động tăng 421,00 ha do chuyển từ đất trồng lúa sang để xây dựng các công trình:
  • Cụm công nghiệp Phú Riềng, quy mô 75,00 ha (Xã Phú Riềng)
  • Cụm công nghiệp Bù Nho, quy mô 75,00 ha (thôn Tân Phú, Xã Bù Nho)
  • Cụm công nghiệp Bù Nho 1, quy mô 50,51 ha (Xã Bù Nho)
  • Cụm công nghiệp Long Hưng, quy mô 40,76 ha (Xã Long Hưng)
  • Cụm công nghiệp Long Tân, quy mô 50,00 ha (Xã Long Tân)
  • Cụm công nghiệp Phú Trung, quy mô 67,50 ha (Xã Phú Trung)

Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 35 – NQ/CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 11 năm 2009. Huyện Bù Gia Mập nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa miền núi cao và vùng đồng bằng, có vị trí chiếm lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng.

Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phước
Bản Đồ Quy Hoạch Huyện Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phước

Vị trí địa lý

Huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Bình Phước, cách thành phố Đồng Xoài khoảng 65 km  có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Bù Đăng và huyện Tuy Đức của tỉnh Đắk Nông
  • Phía tây giáp huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp
  • Phía nam giáp thị xã Phước Long và huyện Phú Riềng
  • Phía bắc giáp Campuchia.

Đây là huyện có dân số đông nhất trong các đơn vị hành chính huyện của tỉnh.

Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH 13. Theo đó, tách 10 xã Phú Riềng, Phú Trung, Bù Nho, Long Tân, Long Bình, Long Hà, Long Hưng, Phước Tân, Bình Tân và Bình Sơn để thành lập huyện Phú Riềng.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Bù Gia Mập còn lại 106.116 ha diện tích tự nhiên và 72.907 người với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, thay vì 8 xã như hiện tại.

Quy hoạch huyện Bù Gia Mập, bao gồm 8 xã: Bình Thắng, Bù Gia Mập, Đa Kia, Đak Ơ, Đức Hạnh, Phú Nghĩa (huyện lỵ), Phú Văn và Phước Minh.

Bản đồ quy hoạch đến 2030  kế hoạch sử dụng đất 06/2023 của huyện Bù Gia Mập
Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:

Ngày 06/07/2021, HĐND huyện đã thông qua Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Theo Quy hoạch này thì đến năm 2030 tổng diện tích đất tự nhiên là của huyện 106.464,71 ha, trong đó:

  • Đất nông nghiệp là 92.989,78 ha, chiếm khoảng 87% tổng diện tích tự nhiên (Trong đó Đất chuyên trồng lúa 632,27 ha)
  • Đất phi nông nghiệp là 13.474,93 ha, chiếm khoảng 13% tổng diện tích tự nhiên.
  • Đặc biệt huyện không còn diện tích đất để sử dụng.

Về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất thì tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 4.123,38 ha.

HĐND huyện giao UBND huyện trình UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Gia Mập giai đoạn 2021 – 2030 và tổ chức triển khai Nghị quyết này. Sau khi Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của huyện được phê duyệt, UBND huyện có trách nhiệm công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 để mọi tổ chức và người dân được biết; triển khai thực hiện dự án do địa phương xác định, phối hợp và tạo mọi điều kiện triển khai thực hiện các dự án được cấp trên phê duyệt trong khuôn khổ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất  đảm bảo đúng tiến độ, thời hạn luật định.

Ngày 23/8/2022, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 1517/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bù Gia Mập.

Theo quy hoạch thì diện tích và cơ cấu sử dụng đất theo thời kỳ quy hoạch của huyện Bù Gia Mập được xác định với từng loại đất như sau:

  • Đất nông nghiệp: 89.020,88 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 17.443,82 ha
  • Đất chưa sử dụng: 0 ha.
  • Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất theo chỉ tiêu quy hoạch đến 2030, bao gồm:
  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 8.169,77 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 6.119,77 ha
  • Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 0 ha

Vị trí  diện tích từng khu đất chuyển mục đích sử dụng được xác định trên Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/25.000  Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, của huyện Bù Gia Mập kèm theo Quyết định này.

Về kế hoạch sử dụng đất năm 2022:

Ngày 13/6/2022, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 1098/QĐ-UBND về việc Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Bù Gia Mập.

Theo nội dung quyết định phê duyệt phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Bù Gia Mập, bao gồm:

  • Đất nông nghiệp là 96.516,10 ha.
  • Đất phi nông nghiệp là 9.912,05 ha.
  • Đất chưa sử dụng là 0 ha.
  • Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2022:
  • Đất nông nghiệp là 1.049,04 ha.
  • Đất phi nông nghiệp là 6,60 ha.
  • Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:
  • Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp năm 2022 là 735,00 ha.
  • Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp là 0 ha.
  • Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở là 3,29 ha.

Vị trí  diện tích từng thửa đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2022 của huyện Bù Gia Mập được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện.

 

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.